UrgoClean Ag - Gạc Chống Nhiễm Khuẩn Và Làm Sạch Toàn Diện Vết Thương
UrgoClean Ag là băng gạc sử dụng sợi đa thấm hút, ứng dụng Công nghệ TLC-Ag độc quyền được sáng chế bởi LABORATORIES URGO với 4 ưu điểm nổi bật:Kháng khuẩn và biofilm
- Làm sạch giả mạc
- Thay băng không đau
- Lành thương nhanh chóng
– Lưu băng tối đa 7 ngày. Có thể cắt và dùng với các băng gạc khác. 99% chuyên gia đánh giá dễ thao tác và xử lý khi thay băng.
– Hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng:
- Giảm 70% dịch tiết vết thương.
- Giảm 57% diện tích vết thương mạn tính.
- Giảm tương đối 100% diện tích vết thương cấp tính.
URGOCLEAN AG – CHUYÊN GIA LÀM SẠCH VẾT THƯƠNG VÀ NGĂN NGỪA NHIỄM KHUẨN CỤC BỘ
– Hơn 25 tỷ USD được chi ra hàng năm cho chi phí chăm sóc và điều trị vết thương tại Hoa Kỳ.
– Hầu hết các chi phí đều đến từ việc trì hoãn xuất viện do vết thương tiến triển xấu.
Những con số trên cho thấy gánh nặng y tế rất lớn từ các vết thương nhiễm khuẩn, đặc biệt là các tổn thương mạn tính do loét tì đè, loét bàn chân đái tháo đường gây ra. Không khó để thấy rõ 3 gánh nặng:
– Gánh nặng tâm lý ở bệnh nhân & thân nhân: Khi vết thương nhiễm khuẩn lâu lành, người bệnh sẽ chịu đau đớn và mệt mỏi kéo dài dẫn đến căng thẳng, trầm cảm…. Quá trình chăm sóc vất vả cũng sẽ khiến thân nhân chịu áp lực lớn về mặt tâm lý, đặc biệt khi người bệnh thể hiện thái độ thiếu hợp tác trong điều trị.
– Gánh nặng điều trị cho nhân viên y tế: Vết thương nhiễm khuẩn dễ biến chứng với nguy cơ cắt cụt chi, tử vong cao nên cần sự chăm sóc điều trị chuẩn y khoa từ các cán bộ y tế có chuyên môn. Vì thế, gánh nặng về thời gian, công sức trong điều trị vết thương là rất lớn với hệ thống y tế đang quá tải hiện nay.
– Gánh nặng chi phí “khủng”: Thời gian nằm viện càng lâu, chi phí chăm sóc điều trị vết thương càng tốn kém. Đặc biệt nếu gia cảnh khó khăn hoặc thân nhân phải nghỉ việc để chăm sóc người bệnh, áp lực về tài chính sẽ càng đè nặng.
=> Để giảm tải gánh nặng từ phía bệnh nhân và các y bác sĩ, việc quản lý nhiễm khuẩn vết thương là điều tiên quyết và tất yếu trong chăm sóc điều trị. Đây là giải pháp giúp đẩy nhanh quá trình lành thương, từ đó giảm chi phí điều trị và thời gian – công sức cho nhân viên y tế.
Tuy nhiên, muốn quản lý nhiễm khuẩn vết thương, các giải pháp chăm sóc phải tập trung vào xử lý “vòng xoắn nhiễm khuẩn” từ 4 yếu tố: Biofilm – Giả mạc và mô vụn vỡ – Tăng dịch tiết – Vi khuẩn.
Đây cũng là động lực thúc đẩy Urgo Medical nghiên cứu, phát triển và ra mắt thành công dòng băng gạc làm từ sợi polyacrylate đa thấm hút ứng dụng công nghệ TLC-Ag độc quyền với khả năng “phá vỡ vòng xoắn nhiễm khuẩn”, mang lại hiệu quả:
- Kháng khuẩn & Biofilm.
- Làm sạch toàn diện vết thương (loại bỏ giả mạc, hoại tử).
- Kiểm soát dịch tiết tối ưu.
Chủ động chăm sóc vết thương ở giai đoạn làm sạch bằng UrgoClean Ag là giải pháp chăm sóc vết thương an toàn, rút ngắn thời gian lành thương, phòng chống nhiễm khuẩn và tiết kiệm chi phí ở mức tốt nhất.
Tìm hiểu thêm về Công nghệ độc quyền TLC
URGOCLEAN AG – LÀM SẠCH GIẢ MẠC, BIOFILM VÀ KIỂM SOÁT DỊCH TIẾT TỐI ƯU
1. UrgoClean Ag là gì?
UrgoClean Ag là loại băng gạc vô trùng không dệt có tính thấm hút cao, có tác dụng chống nhiễm khuẩn cục bộ & làm sạch toàn diện vết thương, được cấu tạo từ sợi polyacrylate đa thấm hút, có độ gắn kết cao loại bỏ mảnh hoại tử (hydro-desloughing).
Đây là loại băng sử dụng công nghệ kết dính bằng nhiệt để gắn kết các sợi polyacrylate, trong đó các sợi này được xếp song song với bề mặt vết thương theo một thiết kế có cấu trúc. Sợi polyacrylate có lõi acrylic giúp loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm mãn tính, bao gồm: giả mạc, vi khuẩn và phá vỡ màng cơ học của biofilm.
Gạc cũng có lớp phủ ngoài là lớp Healing Matrix có độ dính nhẹ nhàng ứng dụng Công nghệ TLC tẩm bạc (Ag). Lớp TLC-Ag này mang lại đặc tính kháng khuẩn và dễ dàng tạo gel, giúp duy trì giữ sạch nền vết thương và thay băng không đau, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.
- Thông tin chung:
– Quy cách: 10 miếng 10x10cm/hộp hoặc 5 miếng 15x20cm/hộp
– Kích thước: 10×10 cm, 15×20 cm
– Thành phần: Sợi polyabsorbent công nghệ đan ma trận và TLC-Ag
– Nhà sản xuất: Laboratoires Urgo – Parc Excellence 2000, 2 Avenue De Strasbourg, 21800 Chevigny Saint Sauveur, Pháp
– Nước sản xuất: Pháp
– Hạn sử dụng: 3 năm (xem trên bao bì)
– Bảo quản: Nhiệt độ dưới 25 độ C. Tránh ánh sáng và tránh ẩm.
- Chỉ định:
UrgoClean Ag được chỉ định cho giai đoạn làm sạch ở các vết thương:
– Vết thương mãn tính: loét do tì đè, loét chân do bệnh lý tĩnh mạch, loét bàn chân do đái tháo đường.
– Vết thương cấp tính: bỏng, vết thương do chấn thương, vết thương hậu phẫu.
– Vết thương tiết dịch có dấu hiệu và nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cục bộ từ giai đoạn làm sạch vết thương.
* Chống chỉ định:
– Không dùng trong trường hợp mẫn cảm với thành phần bạc.
– Không dùng trong trường hợp vết thương phẫu thuật chảy máu nghiêm trọng.
– Không sử dụng sản phẩm cho bệnh nhân đang chụp cộng hưởng từ (MRI).
– Không sử dụng băng gạc UrgoClean Ag trong buồng oxy cao áp.
– Không sử dụng phối hợp UrgoClean Ag với Hydrogen peroxide, sản phẩm kháng khuẩn có chứa thủy ngân hoặc hexamidine.
- Đặc tính – Cơ chế hoạt động:
UrgoClean Ag hoạt động theo 2 cơ chế:
– Sợi đa thấm hút giúp làm sạch giả mạc, biofilm và kiểm soát dịch tiết tối ưu: Khi tiếp xúc với dịch tiết ở vết thương, lớp TLC-Ag sẽ hình thành lớp gel và tạo môi trường ẩm thuận lợi cho việc làm lành vết thương. Đồng thời, sợi polyacrylate đa thấm hút sẽ tạo gel và gắn vào các mảnh hoại tử, hấp thụ và dẫn lưu chúng để loại bỏ dễ dàng hơn.
Sự kết dính và dẫn lưu các mảnh hoại tử của cấu trúc đặc biệt trong UrgoClean Ag kết hợp với lớp TLC-Ag sẽ giúp đẩy nhanh giai đoạn làm sạch tại các vết hoại tử và tăng khả năng cầm máu khi chảy máu nhẹ. Chẳng hạn như sau khi làm sạch lại các vết thương theo phương pháp cơ học hoặc phẫu thuật.
– Ion bạc (Ag+) kháng khuẩn phổ rộng, hiệu quả nhanh: Ngoài tác dụng của sợi đa thấm hút, các ion bạc cũng giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn của UrgoClean Ag với hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng:
- Hiệu quả nhanh: 30 phút trên chủng vi khuẩn thông thường.
- Phổ kháng khuẩn rộng: trên 40 chủng vi khuẩn và nấm, kể cả vi khuẩn đề kháng kháng sinh (MRSA, VRE, ESBL).
- Hiệu quả làm sạch vi khuẩn lên đến 99,99%.
- Thúc đẩy quá trình lành thương.
5. Hướng dẫn sử dụng:
a. Chuẩn bị cho vết thương trước khi sử dụng:
– Làm sạch vết thương theo quy trình thường quy bằng dung dịch nước muối sinh lý. Trong trường hợp đã sử dụng sản phẩm kháng khuẩn trước đó (trừ các chất khử trùng chống chỉ định), cần rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý trước khi đắp băng.
– Việc sử dụng UrgoClean Ag không thay thế cho làm sạch vết thương theo phương pháp cơ học nếu cần.
– Do việc loại bỏ các mô hoại tử đang tiếp diễn, nên trong giai đoạn làm sạch, vết thương có thể trông lớn hơn.
b. Đắp băng UrgoClean Ag lên vết thương:
Bước 1: Tháo bỏ lớp bảo vệ.
Bước 2: Đắp mặt dính nhẹ của UrgoClean Ag lên vết thương.
Bước 3: Sử dụng UrgoClean Ag phụ phù hợp với vị trí vết thương và mức độ tiết dịch của vết thương. Có thể sử dụng dụng cụ vô trùng để cắt UrgoClean Ag sao cho phù hợp với kích thước vết thương (nếu cần).
Bước 4: Dùng băng ép (khi có chỉ định).
c. Thay băng UrgoClean Ag:
– Trong giai đoạn làm sạch vết thương, thay băng 1-2 ngày/lần.
– Sau giai đoạn này, tùy theo mức độ tiết dịch và tình trạng lâm sàng của vết thương, tần suất thay băng có thể kéo dài hơn (lên tới 7 ngày/lần).
*Lưu ý:
– Kiểm tra bao bì để đảm bảo bao bì bảo vệ vô khuẩn phải nguyên vẹn trước khi sử dụng.
– Nếu thấy băng hút được nhiều mủ vàng và các mảng hoại tử thì có thể thay băng mới.
– Nên sử dụng UrgoClean Ag dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ của nhân viên y tế.
– Khuyến cáo không nên sử dụng băng gạc UrgoClean Ag với các loại thuốc điều trị cục bộ.
– Tránh tiếp xúc với điện cực hoặc các loại gel dẫn trong các thiết bị điện tử, như EEG và ECG.
– Cần thao tác cẩn thận, tránh tiếp xúc giữa găng mổ và mặt dính nhẹ hoặc sử dụng kẹp vô trùng. Vì lớp TLC-Ag dính nhẹ của UrgoClean Ag có thể dính vào găng mổ bằng latex.
– Việc sử dụng băng UrgoClean Ag không có nghĩa là không cần điều trị kháng khuẩn có hệ thống đối với các vết thương nhiễm trùng tuân theo chính sách y tế của từng địa phương.
– Sản phẩm là băng gạc vô khuẩn dùng một lần, không tái sử dụng băng hoặc tái khử trùng băng vì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
– Hiện có rất ít thông tin chứng minh về việc sử dụng băng gạc có chứa bạc trong thời gian dài và sử dụng lại nhiều lần, đặc biệt đối với trẻ em và trẻ sơ sinh.
*Vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi cần và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
BẰNG CHỨNG LÂM SÀNG
Hiện tại Việt Nam, UrgoClean Ag đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 150 bệnh viện khắp cả nước & có mặt tại hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc. Để đạt được sự tín nhiệm từ hơn 20.000 bác sĩ và chuyên gia y tế, hiệu quả UrgoClean Ag đã được chứng minh lâm sàng, với các bằng chứng từ in vitro đến các nghiên cứu RCT.
Sau đây là một số bằng chứng lâm sàng cho thấy hiệu quả của sản phẩm trong việc kháng khuẩn và làm sạch toàn diện vết thương:
- Nghiên cứu UTAG
Nghiên cứu được tiến hành trên 102 bệnh nhân trong 08 tuần, VLUs có ít nhất 3 dấu hiệu nhiễm khuẩn. Kết quả sau 8 tuần cho thấy:
– Giảm 47.9% diện tích vết thương.
– Hiệu quả kháng khuẩn được chứng minh qua kết quả giảm thang điểm lâm sàng (3.84 còn 1.43), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm dùng TLC (p=0.0001)
- Nghiên cứu quan sát tại Đức
Nghiên cứu quan sát, tiền cứu, đa trung tâm, không đối chứng thực hiện trên 2.270 bệnh nhân từ 81 trung tâm nghiên cứu tại Đức (tháng 09/2016 đến tháng 09/2017) để đánh giá tác động UrgoClean Ag lên quá trình lành thương trên lâm sàng.
Kết quả trong 4 tuần với đối đa 3 lần thăm khám cho thấy:
- Về hiệu quả lành thương:
– Giảm tương đối 100% diện tích vết thương cấp tính.
– Giảm 57% diện tích vết thương mạn tính sau 3 tuần, trong đó: vết thương loét do bàn chân đái tháo đường (DFUs) giảm 39% & vết thương loét tì đè (Pus) giảm đến 81%.
- Về cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn:
Sau 3 tuần, tỉ lệ vết thương nhiễm khuẩn và các dấu hiệu nhiễm khuẩn đều giảm và duy trì cải thiện đến lần thăm khám cuối cùng.
- Về kiểm soát dịch tiết:
Giảm đến 70% lượng dịch tiết, đồng nhất với kết quả các nghiên cứu trước đó.
- Về thúc đẩy tăng sinh mô hạt và làm sạch giả mạc:
Hiệu quả rõ rệt trong suốt 3 tuần điều trị trên tất cả loại vết thương.
- Độ an toàn, dung nạp và độ chấp nhận tốt:
– Tần suất thay băng trung bình 2.5 lần/tuần.
– 99,8% bệnh nhân dung nạp tốt.
– Không ghi nhận phản ứng bất lợi tại chỗ nào trong suốt quá trình nghiên cứu.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
UrgoClean Ag có 2 kích thước: 10x10cm, 15x20cm được cung cấp trong các hộp đựng băng vô trùng, có thể sử dụng ngay. Tùy vào vị trí, tình trạng và diện tích vết thương, người bệnh có thể mua size tương ứng. Bạn cũng có thể mua size lớn về cắt nhỏ để sử dụng cho nhiều vị trí khác nhau.
Bạn có thể mua sản phẩm UrgoClean Ag chính hãng tại:
– 2000 nhà thuốc trên toàn quốc.
– Trang thương mại điện tử của eDoctor
Để được tư vấn thêm về địa chỉ & cách mua sản phẩm của Urgo Medical tại các nhà thuốc, bạn vui lòng liên hệ Fanpage Urgo Việt Nam: https://www.facebook.com/UrgoVietnam.
UrgoClean Ag không phù hợp sử dụng trong các trường hợp:
– Biểu bì da hơi bị trầy xước.
– Tổn thương do động vật gây ra.
– Vết thương phẫu thuật chảy máu nghiêm trọng.
– Vết thương sưng phù, nhiễm trùng nặng…
Đặc biệt, không sử dụng phối hợp UrgoClean Ag với Hydrogen peroxide, sản phẩm kháng khuẩn có chứa thủy ngân hoặc hexamidine.
Bạn có thể sử dụng UrgoClean Ag cho các vết thương mãn tính (loét do tì đè, bàn chân đái tháo đường…), vết thương cấp tính (phỏng, chấn thương, hậu phẫu…) hoặc các vết thương có dấu hiệu/nguy cơ nhiễm khuẩn, dưới sự tư vấn hướng dẫn và giám sát y khoa của dược sĩ hoặc nhân viên y tế.
Sản phẩm không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú do thiếu dữ liệu lâm sàng.
Băng UrgoClean Ag được đóng gói vô trùng dùng một lần. Tuyệt đối không tái sử dụng sản phẩm vì có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
Băng UrgoClean Ag không dính vào vết thương, không gây đau khi thay băng, không hoặc hầu như không ảnh hưởng tới các mô đang lành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Sen, Chandan K., et al. “Human skin wounds: a major and snowballing threat to public health and the economy.” Wound Repair and Regeneration 17.6 (2009): 763-771.
(2) Drew, Philip, John Posnett, and Louise Rusling. “The cost of wound care for a local population in England.” International Wound Journal 4.2 (2007): 149-155.
(3) 1. Frykberg RG, Banks J. Challenges in the treatment of chronic wounds. Adv Wound Care (New Rochelle) 2015;4(9):560–82. doi: 10.1089/wound.2015.0635
(4) International Wound Infection Institute (IWII) Wound infection in clinical practice. Wounds International 2016.
(5) Wolcott RD, Rhoads DD, Dowd SE. Biofilms and chronic wound inflammation. J Wound Care 2008;17(8):333-41.
(6) Schierle CF , et al. Staphylococcal biofilms impair wound healing by delaying reepithelialization in a murine cutaneous wound model. Wound Repair Regen. 2009;17(3):354-9.