Chăm sóc vết thương hở tại nhà đúng cách sẽ giúp vết thương sẽ nhanh lành và ít để lại sẹo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kiến thức và kỹ năng chăm sóc vết thương khoa học, dẫn đến các nguy cơ nhiễm trùng đáng tiếc hoặc làm chậm quá trình lành thương, gây ra gánh nặng về chi phí và để lại nỗi đau về thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh.
Trong bài viết này, Urgo Medical sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin hữu ích về cách chăm sóc vết thương hở mau lành cho người bệnh và thân nhân. Hy vọng kiến thức dưới đây sẽ giải quyết các vấn đề bạn đang quan tâm và tìm hiểu.
1. Vết thương hở là gì?
Theo Wikipedia: “Vết thương là dạng thương tổn khi da bị rách, cắt hoặc đâm thủng (vết thương hở) hoặc bị tác động bởi một lực gây ra chấn thương (vết thương đóng). Trong bệnh lý, nó được xem là vết thương mạnh gây tổn hại lớp biểu bì da.”
Vậy có thể hiểu vết thương hở là một chấn thương liên quan đến sự rách bên ngoài da hoặc bên trong mô cơ thể mà nguyên nhân phổ biến là do tai nạn giao thông, té ngã hoặc do vật sắc nhọn gây ra…
Dựa trên các nguyên nhân gây thương tổn, có thể chia vết thương mở thành 4 loại:
– Vết rách (do dao hoặc các dụng cụ sắc nhọn cắt qua da).
– Vết đâm thủng (do đinh, kim, dao nhọn… đâm vào da).
– Vết thương hở do sự mài mòn (khi da cọ xát với các bề mặt cứng hoặc thô ráp)
– Vết thương mất một phần cơ thể (do tai nạn lao động, tai nạn giao thông…)
So với vết thương đóng, vết thương hở có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Vì thế, bạn cần biết cách chăm sóc vết thương hở để phòng chống nhiễm khuẩn và thúc đẩy nhanh quá trình lành thương, hạn chế để lại sẹo xấu.
Nếu vết thương hở có diện tích nhỏ, không quá sâu, tình trạng nhẹ thì có thể chăm sóc ngay tại nhà. Trường hợp tổn thương nghiêm trọng như: sâu hơn 1cm, chảy máu kéo dài hơn 20 phút, chảy nhiều máu… người bệnh cần phải được can thiệp kịp thời từ nhân viên y tế.
Riêng bài viết này, Urgo Medical sẽ tập trung vào chủ đề chăm sóc vết thương hở tại nhà, dành cho người bệnh hoặc thân nhân của họ.
2. Các bước xử lý vết thương hở tại nhà
Để vết thương hở không bị nhiễm khuẩn và nhanh lành, bạn cần ghi nhớ 3 bước trong cách rửa vết thương hở tại nhà dưới đây:
Bước 1: Rửa tay thật sạch, thật kỹ trước khi thao tác
Để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên tay, bạn cần rửa tay thật kỹ với xà phòng diệt khuẩn và nước ấm. Trong trường hợp không có sẵn nước sạch hoặc xà phòng rửa tay, bạn có thể dùng khăn ướt lau tay hoặc đeo găng tay y tế trước khi thao tác. Không nên dùng tay bẩn chạm vào vết thương vì có thể lây nhiễm vi khuẩn lên vùng da tổn thương, dễ dẫn đến nhiễm trùng.
Bước 2: Rửa vết thương hở
Nước muối sinh lý là dung dịch tốt nhất để rửa vết thương hở, giúp loại bỏ sạch bụi bẩn, dị vật và các mảnh vụn do vật gây tổn thương để lại. Khi rửa, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm đứt các mẩu da đã bị bong ra. Sau khi rửa xong, hãy thấm khô vết thương trước khi băng lại.
Bước 3: Băng vết thương hở
Hãy sử dụng băng gạc vô trùng để băng vết thương hở. Nếu gạc không dính, bạn có thể dùng băng thun để cố định miếng gạc. Thời gian thay băng tùy thuộc vào tình trạng vết thương và sản phẩm băng gạc bạn sử dụng, hoặc phải thay băng mới khi băng cũ bị bẩn hoặc ướt.
Để vết thương nhanh lành và tránh được tình trạng đau đớn khi thay băng, bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm băng gạc tiên tiến của Urgo Medical ứng dụng công nghệ TLC độc quyền giúp tạo môi trường ẩm, kích thích quá trình lành thương và giúp thay băng không đau.
Chẳng hạn, khi chăm sóc vết thương hở không có dịch tiết hoặc ít tiết dịch, bạn có thể sử dụng gạc lưới UrgoTul.
3. Các sai lầm thường gặp trong chăm sóc vết thương hở
Khi chăm sóc vết thương hở tại nhà, chúng ta dễ mắc các sai lầm dưới đây, dẫn đến nhiễm trùng vết thương hoặc làm chậm quá trình lành thương và để lại sẹo xấu. Có thể kể đến:
3.1. Không làm sạch vết thương hở ngay khi bị thương
Dù vết thương lớn hay nhỏ, việc làm sạch vết thương là cần thiết để loại bỏ các bụi bẩn, dị vật, vi khuẩn… bám vào vết thương. Nếu không làm sạch đúng cách mà băng bó ngay, vết thương có thể bị nhiễm trùng, chuyển nặng, chảy dịch tiết, thậm chí là loét trầm trọng, kéo dài quá trình lành thương và gây ra những tổn thương, đau đớn cho người bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
3.2. Không đắp lá hoặc vật liệu thiên nhiên lên vết thương
Rất nhiều trường hợp bị nhiễm trùng vết thương hở vì tự ý đắp các loại lá thuốc, các vật liệu thiên nhiên được cho là có tác dụng đẩy nhanh quá trình lành thương, nhưng chưa có bất kỳ bằng chứng lâm sàng hay nghiên cứu khoa học nào khẳng định công dụng.
Vì thế, bạn không nên nghe theo lời mách bảo của những người không có chuyên môn, không nên đắp các loại lá thuốc lên vết thương để tránh nguy cơ nhiễm trùng không đáng có. Tốt nhất, hãy chăm sóc vết thương hở đúng cách theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, hoặc tham khảo mục số 2 trong bài viết này.
3.3. Không rắc bột kháng sinh lên vết thương hở
Rắc bột kháng sinh lên trên vết thương hở để vết thương nhanh se miệng, mau lành là quan niệm phổ biến của người Việt. Đây là cách mà nhiều người áp dụng cho các vết thương do bỏng, rách da, trầy xước, nhiễm trùng… vì nghĩ rằng kháng sinh tiếp xúc trực tiếp lên nền vết thương sẽ có tác dụng phòng chống nhiễm khuẩn tốt hơn đường uống.
Tuy nhiên, cách chăm sóc này không được bác sĩ khuyến khích vì có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm:
– Dễ gây dị ứng, sốc phản vệ do kháng sinh làm kích thích da, kích thích các phản ứng viêm tại chỗ, dễ gây dị ứng. Đáng lo ngại hơn khi dị ứng kháng sinh là một trong những loại dị ứng đặc biệt nguy hiểm, có thể sốc phản vệ dẫn đến tử vong.
– Không có tác dụng phòng chống nhiễm khuẩn vì bột kháng sinh sẽ khô lại sau khi rắc lên vết thương vài giờ. Do đó, các mô bị tổn thương sẽ không thẩm thấu được nhiều kháng sinh như bạn nghĩ và không có nhiều ý nghĩa trong việc phòng chống nhiễm khuẩn. Nhiều trường hợp sau khi lột lớp kháng sinh bám bên ngoài vết thương, thì bên trong toàn là mô hoại tử và mủ tụ, thậm chí vết thương viêm nhiễm còn gây sốt ở người bệnh.
– Vết thương lâu lành, chậm kéo da non vì bột kháng sinh bị khô sẽ đóng vảy bên ngoài vết thương, làm cản trở sự thâm nhập của các yếu tố bảo vệ cơ thể như: kháng thể, bạch cầu, máu, kháng sinh đường uống… Từ đó làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi viêm, nhiễm trùng.
Không chỉ vậy, lớp bột kháng sinh này còn gây hạn chế sự lên mô hạt và kéo da non. Vì thế, quá trình lành thương sẽ diễn ra chậm hơn, thậm chí còn làm cho tình hình viêm trở nên trầm trọng. Do đó, việc rắc kháng sinh lên vết thương hở là điều không nên làm khi chăm sóc vết thương hở.
3.4. Không rửa vết thương hở với cồn hay oxy già
Oxy già hay cồn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và phòng chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, oxy già là một chất chống oxy rất mạnh, có thể diệt luôn cả các vi khuẩn kỵ khí; trong khi đó cồn lại thủy phân các protein và chất béo cấu tạo vi khuẩn. Do đó, các dung dịch này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây hại mà còn tiêu diệt luôn tiểu cầu, bạch cầu và cả các mô mới lành. Vì thế, cách rửa vết thương hở tại nhà an toàn nhất là sử dụng nước muối.
4. Các nguy cơ khi chăm sóc vết thương hở không đúng cách
Chăm sóc vết thương hở đúng cách rất quan trọng, vì nếu chăm sóc không đúng phương pháp, người bệnh có thể phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ do các nhóm vi khuẩn cư trú trên bề mặt da thâm nhập vào.
Trong đó, nhiễm trùng là nguy cơ nguy hiểm nhất với các biểu hiện như: cơn đau ngày càng tăng lên, người nóng sốt, sưng hạch bạch huyết, xuất hiện vết loét hoặc mụn nước, trong vết thương có dịch (màu trong, xanh lá, vàng) hoặc tụ mủ và có mùi hôi tanh, vết thương đỏ và sưng tấy…
Dưới đây là một số loại nhiễm trùng nguy hiểm dễ gặp ở vết thương hở không được chăm sóc đúng cách:
– Uốn ván do vi khuẩn Clostridium tetani (C. tetani).
– Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn do nhóm vi khuẩn Staphylococcus.
– Viêm cân mạc hoại tử do vi khuẩn Streptococcus nhóm A…
5. Vết thương hở như thế nào thì nên đi gặp bác sĩ?
Với các vết thương hở diện tích nhỏ, bạn có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà. Khi thấy các dấu hiệu nhiễm trùng như vừa nêu ở mục 4 trong bài viết này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ xử lý.
Với các vết thương hở nghiêm trọng hơn, bạn phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được nhân viên y tế chăm sóc vết thương hở đúng cách và điều trị kịp thời. Sau đây là những trường hợp vết thương hở cần phải đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện:
– Vết thương không cầm máu được hoặc thực hiện cầm máu không hiệu quả, máu chảy liên tục và không có dấu hiệu ngừng lại sau vài phút.
– Vết thương do động vật cắn, do người tác động.
– Vết thương dập nát hoặc có vết hở lớn, nghiêm trọng tại các vị trí nguy hiểm trên cơ thể như: ngực, cổ, đầu hoặc bụng…
– Vết thương làm mất một phần cơ thể, ví dụ như rời các chi. Trong trường hợp này, khi chờ cấp cứu, chúng ta cần có phương án bảo quản chi đứt rời trong bao nilon kín, sạch và ướp lạnh để bác sĩ tiến hành nối lại.
– Vết thương hở được chăm sóc tại nhà nhưng không thể làm sạch bằng các phương pháp thông thường, hoặc đã bắt đầu xuất hiện nhiễm trùng.
Dù không mong muốn nhưng tổn thương là điều khó lòng tránh khỏi trong cuộc sống. Vì thế, kỹ năng chăm sóc vết thương hở tại nhà rất quan trọng, quyết định quá trình lành thương diễn ra nhanh hay chậm và có hạn chế được sẹo xấu hay không. Tuy nhiên, nếu bạn muốn vết thương nhanh lành và thay băng không đau, hãy sử dụng băng gạc Urgo Medical để chăm sóc vết thương hở tại nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%BFt_th%C6%B0%C6%A1ng
2.https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/vet-thuong-ho-phan-loai-cach-dieu-tri-va-cac-bien-chung/?link_type=related_posts#:~:text=V%E1%BA%BFt%20th%C6%B0%C6%A1ng%20h%E1%BB%9F%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t,%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tr%E1%BB%8B%20t%E1%BA%A1i%20nh%C3%A0.
3.https://pkgdvietuc.com/mot-so-luu-y-khi-tu-cham-soc-vet-thuong-ho-tai-nha/
4.https://bvnguyentriphuong.com.vn/dieu-duong/cham-soc-vet-thuong-ho-the-nao-cho-dung-cach
5.https://medlatec.vn/tin-tuc/cach-xu-ly-va-cham-soc-vet-thuong-ho-duoc-khuyen-cao-s195-n20180
iaifs9
Love, Department of Medicine, University of Wisconsin, 610 Walnut Street, 256 Warf Office Building, Madison, WI 53726 2397 priligy equivalent We also tested multiple other markers for ER stress and UPR, but did not detect any changes data not shown, indicating that ER stress is not involved in gentamicin induced protein synthesis inhibition
A chance also exists that the use of these medications can result in twins or more lasix for dogs The review is carefully conducted using established methodologies