Tổng quan về vết thương bỏng và giải pháp điều trị

Tổn thương bỏng là một trong những gánh nặng bệnh tật toàn cầu, vì thương tích sau bỏng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tại Việt Nam, tình hình tai nạn do bỏng diễn ra ngày càng phức tạp và đang tạo áp lực kinh tế lớn đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt khi 80% nạn nhân bỏng sống trong các gia đình thu nhập thấp và 70% tập trung ở những khu vực nông thôn miền núi.

Để phòng ngừa bỏng và các biến chứng nguy hiểm, đồng thời giảm tối đa chi phí chăm sóc tai nạn bỏng, mỗi người cần trang bị kiến thức cơ bản về bỏng: Từ nguyên nhân bỏng đến các cấp độ bỏng, từ cách xử trí bỏng kịp thời đến giải pháp chăm sóc vết thương hiệu quả…

Trong bài viết này, Urgo Medical sẽ tổng hợp các kiến thức thường thức về bỏng dưới góc độ y khoa để bạn đọc dễ dàng tham khảo.

Bỏng là tai nạn thường gặp

I. Bỏng là gì? Phân loại các độ của bỏng

Bỏng (hay còn gọi là phỏng) là một tai nạn thường gặp trong cả thời chiến và thời bình, có thể cướp đi sinh mạng của con người hoặc để lại các di chứng nghiêm trọng như mất khả năng lao động, tàn phế… 

1. Khái niệm bỏng

Theo tài liệu Steven E. Wolf, MD, University of Texas – Southwestern Medical Center: Bỏng là các thương tích của da hoặc các mô khác do tiếp xúc với nhiệt, bức xạ, hóa chất, ma sát hoặc điện. 

Đây là một tổn thương cấp tính của cơ thể, nhưng không chỉ là cảm giác nóng rát đơn thuần, mà bỏng còn có thể gây tổn thương da nghiêm trọng, làm hư hại và biến đổi cấu trúc da hoặc các thành phần của da. 

Sự nguy hiểm của bỏng không chỉ gây ra hậu quả phá hủy lớp da bảo vệ ngoài cơ thể, mà còn có thể gây ra rối loạn toàn thân.

2. Phân loại các cấp độ bỏng và triệu chứng từng loại

Có 2 cách phân loại tổn thương bỏng phổ biến: Theo độ sâu và theo diện tích bỏng. Cụ thể:

2.1. Phân loại bỏng theo độ sâu

Hiện nay, phần lớn Viện bỏng tại Việt Nam phân mức độ tổn thương bỏng thành 2 nhóm: bỏng nông (cấp độ I, II, III) và bỏng sâu (cấp độ IV, V). Cụ thể:

  • Bỏng độ I

Còn gọi là bỏng dày cục bộ bề mặt, tổn thương chỉ giới hạn ở lớp biểu bì da ngoài cùng với các biểu hiện da tấy đỏ, đau rát, sưng lên nhưng chưa bị bong ra. Đây là cấp độ bỏng nhẹ nhất, ít tổn thương nhất, thường lành sau 7-10 ngày và người bệnh có thể tự điều trị chăm sóc vết thương tại nhà.

  • Bỏng độ II

Đây là bỏng dày cục bộ liên quan đến một phần của lớp hạ bì và thường mất khoảng 3 tuần mới lành lại. So với bỏng cấp độ 1, bỏng độ 2 nghiêm trọng hơn với các dấu hiệu: phồng rộp, đau nhức, đỏ rát, mụn nước…

  • Bỏng độ III

Là tình trạng bỏng dày hoàn toàn, tổn thương sâu, rất nặng và gây thiệt hại lớn. Dấu hiệu của bỏng cấp độ III là diện tích phồng rộp lớn, vòng tiếp xúc nhiệt độ chuyển sang màu trắng, có vùng da xém nâu sẫm. 

Không chỉ ảnh hưởng bề mặt và lớp da ngoài, bỏng độ III còn tổn thương lan rộng đến mức không cảm nhận được sự đau đớn. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây co rút cơ nghiêm trọng hoặc để lại di chứng nguy hiểm. Khi bị bỏng độ III, người bệnh cần điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh viện để tránh biến chứng.

Các cấp độ bỏng
  • Bỏng độ IV

Bỏng độ IV là bỏng sâu, bỏng toàn bộ lớp da, tổn thương ở cả 3 lớp biểu bì – trung bì – hạ bì và không tự liền được do không còn các thành phần biểu mô. 

  • Bỏng độ V

Là tình trạng bỏng nặng nhất, tổn thương đã lan đến các lớp dưới da, thần kinh, mạch máu, xương, khớp, nội tạng. Khi khám có thể thấy lộ rõ phần gân, cơ, xương.

2.2. Phân loại bỏng theo diện tích bỏng

Đây là cách phân loại dựa trên tỷ lệ phần trăm bỏng trên tổng diện tích bề mặt cơ thể (TBSA). Tỷ lệ phần trăm bỏng càng lớn thì nguy cơ phát sinh biến chứng toàn thân càng cao, càng nghiêm trọng và có thể gây tử vong. 

Sau đây là cách phân mức độ bỏng dựa trên diện tích bỏng, vị trí bỏng, các thương tổn và các bệnh mạn tính kèm theo:

ĐẶC ĐIỂMBỎNG NẶNGBỎNG TRUNG BÌNHBỎNG NHẸ
Diện tích bỏng>= 25%15-25%<15%
Diện tích bỏng sâu>= 10%2-10%<2%
Bỏng sâu cổ, tay, chân, TSM+
Bỏng hô hấp+
Thương tổn kèm theo+
Bệnh mạn tính+

II. Nguyên nhân bỏng và các giai đoạn của bỏng

Để phòng tránh bỏng, chúng ta cần nhận diện được nguyên nhân gây bỏng và tránh xa các nguy cơ này.

1. Các nguyên nhân gây bỏng phổ biến

Có nhiều nguyên nhân gây ra bỏng, nhưng bỏng do tai nạn sinh hoạt chiếm từ 60-65%, bỏng do tai nạn lao động rơi vào khoảng 5-10%, 2% bỏng do tai nạn giao thông và <1% do trị liệu bằng tia xạ hoặc chườm nóng…

Một số tác nhân gây bỏng phổ biến gồm:

– Bỏng do nhiệt (sức nóng): 

+ Nhiệt khô (oxy, khí gas, xăng dầu, củi gỗ, thuốc lá, ma sát, ống bô xe máy, các vật rắn nóng…)

+ Nhiệt ướt (hơi nước nóng, dầu mỡ nóng, nước sôi, nhựa đường…)

+ Nhiệt lạnh (kim loại rất lạnh, oxy lỏng, nitơ lỏng -190 độ C…)

– Bỏng do điện: Điện cao thế, điện hạ thế, sét đánh.

– Bỏng do hóa chất: Acid mạnh (H2SO4, HF…), kiềm mạnh (NaOH, KOH); muối kim loại nặng và các chất tương tự như KMnO4…

– Bỏng do tia xạ, bức xạ: Các đèn tia cực tím mạnh, các nguồn phóng xạ, tia laser, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia gamma, tia X, hạt β…

Trong số các tác nhân gây bỏng vừa nêu, sức nóng ướt là tác nhân trẻ em gặp nhiều nhất, còn sức nóng khô & bỏng do hóa chất thường gặp ở người lớn hơn. Riêng bỏng do điện, tỷ lệ bỏng giữa người lớn và trẻ em là tương đương.

2. Các giai đoạn của bỏng

Tùy theo tác nhân gây bỏng và mức độ bỏng, người bệnh có thể trải qua các thời kỳ sau:

  • Giai đoạn 1 trong 48h đầu: Sốc bỏng

– Bệnh nhân nôn, buồn nôn, rên la, vã mồ hôi, lạnh đầu chi, lả đi do đau.

– Bệnh nhân bị phù nề vết thương, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, lả đi do giảm khối lượng tuần hoàn.

– Xét nghiệm máu thấy nhiễm toan, dự trữ kiềm giảm, máu bị cô đặc, kali máu và creatinin tăng.

– Não, thận, gan… bị ảnh hưởng do sốc bỏng.

Triệu chứng bỏng theo nhiệt độ và thời gian
  • Giai đoạn 2 từ 3-15 ngày: Nhiễm độc huyết, nhiễm khuẩn cấp

– Nhiễm độc do các rối loạn gan, thận sau giai đoạn sốc bỏng hoặc do hấp thụ các độc chất từ tổ chức bị hủy hoại.

– Bệnh nhân sốt cao từ 40-41 độ C, da nổi vân tím và lạnh, cảm giác lơ mơ, kích thích vật vã, kém dần tri giác, thở nhanh nông, rối loạn hô hấp, có thể hôn mê.

– Xét nghiệm máu thấy rối loạn điện giải, máu cô đặc, toan hóa máu, protein giảm, ure và creatinin tăng cao.

=> Với vết bỏng nhẹ, đây là thời kỳ khỏi và liền sẹo, nhưng với tổn thương bỏng sâu thì giai đoạn này rất dễ tử vong, cần điều trị tại chỗ tốt.

  • Giai đoạn 3: Nhiễm trùng huyết 

Nếu qua được giai đoạn sốc bỏng, 70% trường hợp bỏng nặng lại không qua khỏi giai đoạn 3. Vì ở thời kỳ này, các vi khuẩn thường gặp như trực khuẩn mủ xanh, liên cầu tan huyết, tụ cầu vàng, uốn ván có thể gây nhiễm trùng tại chỗ vết bỏng, gây nhiễm khuẩn máu.

  • Giai đoạn 4: Phục hồi hoặc suy kiệt

Đây là giai đoạn vết bỏng lành sẹo, các cơ quan dần hồi phục, các rối loạn về dinh dưỡng chuyển hóa cũng trở về trạng thái bình thường nếu điều trị tốt (trung bình từ 30-45 ngày).

Nhưng nếu điều trị kém, tổn thương bỏng quá nặng… thì người bệnh có thể suy kiệt dần và tử vong.

III. Các phương pháp xử trí bỏng và điều trị bỏng

Xử trí bỏng càng sớm càng hạn chế tối đa tổn thương. Vậy bị bỏng nên làm gì? 

1. Xử trí bỏng tại chỗ (sơ cứu)

– Loại trừ sớm tác nhân gây bỏng như ngắt cầu dao điện, dập lửa… 

– Tháo bỏ tất cả các vật dụng có thể gây chít hẹp như thắt lưng, giày, vòng, nhẫn…

– Nếu quần áo còn tác nhân gây bỏng, hãy dùng kéo cắt bỏ. Không lột hoặc bóc quần áo vì có thể dính vào vết bỏng, gây đau đớn cho nạn nhân. 

– Cho vùng bị bỏng ngâm trong nước lạnh từ 10-25 độ C hoặc để dưới vòi nước chảy trong 15 phút.

– Sử dụng băng gạc khô, vô trùng che phủ vùng bị bỏng, chẳng hạn như băng gạc của Urgo Medical. Nếu không có sẵn băng gạc có thể dùng quần áo sạch phủ nên vùng bị bỏng và đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

 – Có thể dùng Morphin 1% để chống đau (ngoại trừ bỏng hô hấp).

– Nếu bỏng vùng mặt cổ, đầu có ngưng tuần hoàn thì cần xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Nếu có thể cần thiết lập đường truyền ở vị trí da lành, hoặc tại vùng da tổn thương.

– Không bôi thuốc, không làm vỡ các nốt phồng rộp. Nên ủ ấm cơ thể cho người gặp nạn.

2. Xử trí bỏng tại bệnh viện

– Nếu bỏng nhẹ: Bác sĩ có thể sẽ cho điều trị bỏng ngoại trú với các phương pháp chăm sóc vết thương, dùng kháng sinh, thuốc giảm đau, ngừa uốn ván.

– Nếu bỏng trung bình hoặc bỏng nặng: Người bệnh cần được điều trị toàn thân (hồi sức hô hấp, chống sốc) sau đó mới đến điều trị vết thương bỏng. Các bước điều trị bỏng gồm:

+ Chống khuẩn, giảm cọ sát, hạn chế thoát huyết tương để vết thương mau hồi phục.

+ Dùng nước muối đẳng trương rửa sạch vết bỏng.

+ Cắt lọc nếu vết bỏng có da hoại tử đen.

+ Băng vết bỏng bằng gạc tiên tiến như UrgoTul, UrgoTul Ag, UrgoClean Ag. 

Trường hợp bỏng sâu, người nhận có thể sẽ được tiến hành phẫu thuật cắt lọc hoại tử, ghép da…

V. Giải pháp điều trị bỏng và chăm sóc vết bỏng nhanh lành, hạn chế tối đa đau đớn

Để đẩy nhanh quá trình lành thương, hạn chế nguy cơ biến chứng nhiễm trùng và giảm đau mỗi lần thay băng, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên chọn loại băng gạc phù hợp để chăm sóc vết thương do bỏng. Vì các dòng băng gạc truyền thống thường dính vào nền vết thương, mỗi lần thay băng sẽ làm bong tróc biểu bì da và khiến người bệnh chịu những cơn đau cùng cực.

Một trong những loại băng gạc thế hệ mới được các bác sĩ, y tá, điều dưỡng tin tưởng sử dụng là các sản phẩm của Urgo Medical ứng dụng Công nghệ Technology Lipido-Colloid (TLC) độc quyền với hiệu quả đã được chứng minh lâm sàng trên hơn 54,000 bệnh nhân.

Công nghệ TLC độc quyền ứng dụng trong băng gạc Urgo Medical

Đây là công nghệ mở ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăm sóc và điều trị vết thương, giúp người bệnh liền thương nhanh chóng và không phải chịu đựng những cơn đau mỗi lần thay băng. Đặc biệt là sản phẩm gạc lưới UrgoTul thích hợp với bỏng độ I, các vết bỏng thường gặp tại nhà như bỏng do nấu ăn, bỏng bô xe máy…

Sự xuất hiện của TLC cũng rút ngắn thời gian và giảm gánh nặng chăm sóc, áp lực chi phí điều trị đối với các tổn thương do bỏng gây ra.

BOX 5_16 URGOTUL 15x20-3D
Gạc lưới UrgoTul

Hiện các sản phẩm Urgo Medical đã mặt tại hơn 150 bệnh viện và 2000 nhà thuốc trên toàn quốc. Người bệnh và thân nhân có thể đến nhà thuốc mua trực tiếp hoặc đặt mua băng gạc trên gian hàng trực tuyến của eDoctor, Long Châu, An Khang để nhận sản phẩm và sử dụng chăm sóc vết bỏng tại nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Pham TN, Cancio CL, Gibran NS: Hiệp hội Bỏng Hoa Kỳ hướng dẫn thực hành hồi sức sốc bỏng. J Burn Care Res J 29 (1): 257-266, 2008. doi: 10.1097/BCR.0b013e31815f3876.
  2. Kagan RJ, Peck MD, Ahrenholz DH, et al: Xử trí phẫu thuật vết thương bỏng và sử dụng các chất thay thế da: Sách trắng của hội đồng chuyên gia. J Burn Care Res 34:e60–79, 2013. doi: 10.1097/BCR.0b013e31827039a6.
  3. International Society for Burn Injury (ISBI) Practice Guidelines Committee: Steering Committee; Advisory Committee. Hướng dẫn Thực hành của ISBI về Chăm sóc Bỏng. Bỏng 42(5):953-1021, 2016. doi: 10.1016/j.burns.2016.05.013.
  4. Steven E. Wolf, MD, University of Texas – Southwestern Medical Center (MSD Manual – Phiên bản dành cho chuyên gia) https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/ch%E1%BA%A5n-th%C6%B0%C6%A1ng-ng%E1%BB%99-%C4%91%E1%BB%99c/b%E1%BB%8Fng/b%E1%BB%8Fng