Hướng dẫn mua Urgo Medical ở nhà thuốc gần nhất

Với sứ mệnh đồng hành cùng bệnh nhân trên hành trình chữa lành vết thương, Urgo Medical luôn nỗ lực tìm kiếm các nhà phân phối, các bên đối tác uy tín để giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các sản phẩm chăm sóc vết thương thế hệ mới.

Tại Việt Nam, bạn có thể đến bất kỳ nhà thuốc nào gần nhà để mua các sản phẩm Urgo Medical chính hãng và nhận tư vấn chuyên sâu từ dược sĩ. 

 

1. Lợi ích khi mua sản phẩm Urgo Medical tại các nhà thuốc

Các sản phẩm Urgo Medical hiện đang được phân phối tại hơn 2000 nhà thuốc trên toàn quốc. Khi mua các sản phẩm của Urgo Medical tại các nhà thuốc, bạn sẽ nhanh chóng nhận được ngay các lợi ích sau:

01- Được tư vấn sử dụng sản phẩm bởi nhân viên y tế, dược sĩ
02- Mua nhanh, tiện lợi tại các địa chỉ nhà thuốc gần nhà
03- Mua kèm các sản phẩm chăm sóc vết thương khác

2. Hướng dẫn mua sản phẩm Urgo Medical ở nhà thuốc gần nhất

Tại Việt Nam, các sản phẩm Urgo Medical hiện đang được sử dụng rộng rãi ở hơn 150 bệnh viện khắp cả nước, được 20.000 bác sĩ và chuyên gia y tế khuyên dùng. 

Nếu bạn cần sử dụng sản phẩm để chăm sóc vết thương tại nhà, hãy lựa chọn hiệu thuốc gần nhất hoặc đặt mua trên các nền tảng phân phối trực tuyến của Urgo Medical.

2.1. Mua Urgo Medical tại TP Hồ Chí Minh

Tại TP Hồ Chí Minh, Urgo Medical đã có mặt ở hơn 1000 nhà thuốc trên khắp 24 quận huyện, thành phố. Bạn có thể mua sản phẩm trực tiếp tại các hiệu thuốc gần nhà, chỉ với vài phút di chuyển. 

2.2. Mua Urgo Medical tại Thủ đô Hà Nội 

Ở Hà Nội, các sản phẩm Urgo Medical đang được phân phối tại hơn 1000 nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn Thủ đô. Khi cần sử dụng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm Urgo Medical ở các nhà thuốc gần nhà.

Nếu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà thuốc để mua sản phẩm của Urgo Medical, bạn hãy nhấn vào nút tư vấn ngay bên dưới và để lại thông tin, đội ngũ nhân viên sẽ liên hệ và tư vấn cho bạn cách mua hàng:

2.3. Mua Urgo Medical tại chuỗi nhà thuốc Long Châu trên khắp cả nước

Hiện Urgo Medical đã có mặt tại 535 nhà thuốc thuộc hệ thống Long Châu, trải dài khắp 63 tỉnh thành.

Bạn có thể đến trực tiếp nhà thuốc thuộc chuỗi Long Châu để mua hoặc đặt trên trang thương mại điện tử của Long Châu: https://bit.ly/nha-thuoc-Long-Chau

*Mẹo nhỏ: Bạn nên liên hệ với nhà thuốc Long Châu để kiểm tra tồn kho của Urgo Medical tại nhà thuốc trước khi đến mua.

2.4. Mua Urgo Medical qua các kênh phân phối trực tuyến 

Trong trường hợp không tiện đến nhà thuốc gần nhà, bạn vẫn có thể sở hữu sản phẩm Urgo Medical bằng cách đặt hàng qua các kênh phân phối trực tuyến có liên kết với chúng tôi. 

Đây là giải pháp tiện lợi để người bệnh, thân nhân có thể dễ dàng đặt mua các sản phẩm chăm sóc vết thương tiên tiến mà không cần phải ra khỏi nhà, chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, máy tính bảng…

– Trang thương mại điện tử của eDoctor: https://nhathuoc.edoctor.io hoặc tải app eDoctor.

– Sàn thương mại điện tử: Shopee, Tiki, Lazada.

Để được tư vấn thêm về địa chỉ & cách mua sản phẩm Urgo Medical tại các nhà thuốc gần nơi cư ngụ, bạn vui lòng liên hệ Fanpage Urgo Việt Nam: https://www.facebook.com/UrgoVietnam hoặc để lại thông tin liên hệ tại nút Tư vấn ngay bên dưới. 

___________________

Urgo Medical – Healing People

Tự hào 27 năm đồng hành cùng hành trình lành thương của bệnh nhân Việt Nam

TP.HCM: 201-203 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, TP.HCM

Hà Nội: 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0283 832 9982

Urgo Medical tự hào ra mắt Phòng Tư Vấn Vết Thương Online hợp tác cùng nền tảng eDoctor

Bạn và người thân bị thương nhưng đã quá mệt mỏi với cảnh:

  • Chạy xe hàng chục cây số đến phòng khám, bệnh viện đông đúc?
  • Đứng xếp hàng lấy số từ tờ mờ sáng, rồi lại chờ đến lượt gặp Bác sĩ?
  • Mòn mỏi chờ đợi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng từ sáng sớm đến chiều tối?

… Trong khi vết thương đang viêm đau khiến việc đi lại của bản thân gặp khó khăn, còn người thân thì bận rộn không thể lúc nào cũng đồng hành?

Hãy liên hệ Phòng Khám Vết Thương Online: Bác sĩ tư vấn từ xa – Điều dưỡng chăm sóc tại nhà

Chỉ 1 CHẠM, người bệnh đã có thể gặp ngay Bác sĩ & được Điều dưỡng đến chăm sóc vết thương ngay tại nhà mà:

  • Không cần phải di chuyển xa với vết thương đau đớn.
  • Không cần chen chúc giữa hàng trăm người để lấy số thứ tự.
  • Không phải lo sợ nhiễm khuẩn vết thương hoặc lây nhiễm dịch bệnh nơi đông người…

Dù ở bất cứ đâu, tại nhà hay văn phòng, khi có nhu cầu khám vết thương, người bệnh chỉ cần đăng ký khám online & gặp ngay Bác sĩ qua cuộc gọi video trên ứng dụng eDoctor. Sau khi thăm khám đúng quy trình, Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên, ý kiến chuyên môn về tình trạng vết thương; đồng thời hướng dẫn người bệnh hoặc thân nhân tự chăm sóc tại nhà nếu vết thương nhẹ.

Trong trường hợp cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc rửa vết thương, thay băng, cắt chỉ ở vết thương phức tạp, sẽ có đội ngũ điều dưỡng đến tận nhà người bệnh theo yêu cầu.

Lợi ích khi khám vết thương online

  1. Được chăm sóc vết thương mà không cần đến bệnh viện, phòng khám.
  • Đặt hẹn video call thăm khám chăm sóc vết thương cùng Bác sĩ.
  • Có dịch vụ các điều dưỡng chăm sóc vết thương tại nhà.
  1. Dễ dàng theo dõi hồ sơ bệnh án online.
  2. Bác sĩ kê toa, có thể đặt thuốc/băng gạc giao online thông qua nền tảng eDoctor.

Đội ngũ Bác sĩ chuyên môn cao & giàu kinh nghiệm về chăm sóc vết thương

Đội ngũ Bác sĩ công tác tại PHÒNG KHÁM VẾT THƯƠNG ONLINE đều có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong chăm sóc vết thương. Đặc biệt, phòng khám còn có sự đồng hành của Tiến Sĩ – Bác Sĩ Chuyên Khoa II – Nguyễn Trung Hiếu:

  • Giảng viên Đại học Y Dược TPHCM.
  • Hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị vết thương cấp và mạn tính.
  • Tốt nghiệp Tiến sĩ y học tại Đại học Y khoa Đài Bắc, Đài Loan.
  • Tu nghiệp tại nhiều nước tiên tiến: Đức, Thụy Sĩ, Singapore… về chăm sóc vết thương.
  • Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học & lâm sàng đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế.

Hướng dẫn đăng ký khám vết thương online 

  • Bước 1: Tải app eDoctor & mở ứng dụng.
  • Bước 2: Tìm kiếm “Bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu”
  • Bước 3: Chọn dịch vụ và khung giờ khám mà bạn mong muốn
  • Bước 4: Bấm “Đặt lịch hẹn” với Bác sĩ 

Giới thiệu về Phòng Khám Vết Thương Online

PHÒNG KHÁM VẾT THƯƠNG ONLINE được thành lập bởi Urgo Medical & eDoctor với mục tiêu cung cấp Dịch vụ khám bệnh trực tuyến ngay tại nhà cho người bệnh, nhưng vẫn mang lại hiệu quả và mức độ tương tác tương đương với khám trực tuyến. Người dùng có thể tiếp cận Bác sĩ ngay lập tức vào bất cứ lúc nào, mà không phải đi xa hay chờ đợi thực hiện các thủ tục rườm rà.

Đây cũng là cách tránh nguy cơ nhiễm trùng vết thương & hạn chế lây lan dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh – vốn sức đề kháng và thể trạng đã suy yếu hơn bình thường.

Theo eDoctor, các công cụ liên lạc giữa Bác sĩ và bệnh nhân được phát triển và tích hợp sẵn, bao gồm: trao đổi trực tuyến (chat), gọi video, chia sẻ thông tin và hồ sơ sức khỏe, giúp cho cuộc tư vấn sức khỏe hay khám chữa bệnh của Bác sĩ được thực hiện dễ dàng, thoải mái với thông tin đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời nhất. 

 

👉 Đặt hẹn ngay Phòng Khám Vết Thương Online tại đây: https://edoctor.io/pk/bsnguyentrunghieu

👉 Hoặc tải app eDoctor, tìm kiếm “Bác sĩ Nguyễn Trung Hiếu” và đặt khám thông qua app 

👉  Tìm hiểu thêm về Urgo Medical – Giải pháp chăm sóc vết thương tiên tiến: https://urgomedical.vn/

Quá trình lành vết thương hở là gì? Có mấy giai đoạn trong quá trình lành thương?

Quá trình lành vết thương hở trải qua 3 giai đoạn, từ lúc cầm máu cho đến khi kéo da non. Đây là quá trình tự nhiên của da với hàng loạt phản ứng sinh học phức tạp, nhằm mục đích đưa da trở về trạng thái lành lặn như trước khi thương tổn.

Về cơ bản, quá trình liền thương của các vết thương hở đều diễn ra tương tự. Tuy nhiên, thời gian và chất lượng liền sẹo ở mỗi cá nhân có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: cách xử lý và chăm sóc vết thương, mức độ tổn thương nặng hay nhẹ, tuổi tác… 

1. Quá trình liền thương là gì?

15% trọng lượng cơ thể là da – cơ quan có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể khỏi sự xâm hại và tác động trực tiếp từ các yếu tố bên ngoài. Ở một người trưởng thành, tổng diện tích bề mặt da có thể từ 4m2 – 6m2.

Là “mặt tiền”, da cũng là cơ quan dễ bị tổn thương nhất nên cơ thể sẽ luôn kích hoạt cơ chế tự bảo vệ khi da gặp các dạng tổn thương như: rách da, trầy xước, vết thương phẫu thuật, vết thương thủng, vết thương lâu lành do bệnh mạn tính… 

Xét trên góc độ y khoa, quá trình lành vết thương hở là sự tương tác giữa các tế bào nhằm tái tạo biểu bì mới và mô da, giúp vết thương phục hồi và thiết lập lại chức năng rào cản của da. 

Vì thế, quá trình lành thương còn gọi là quá trình liền sẹo da. Và sẹo là kết quả của quá trình liền vết thương, với 2 loại chính:

  • Liền sẹo bình thường
  • Liền sẹo không bình thường (sẹo bệnh lý), gồm có: 
  • Sẹo lồi (keloid)
  • Sẹo phì đại (hypertrophic scar)
  • Sẹo lõm (atrophic scar)
  • Sẹo giãn (stretch marks)

Thông thường, vết thương cấp tính sẽ liền thương trong vòng 8 tuần trở lại. Riêng các vết thương mãn tính, quá trình phục hồi sẽ kéo dài hơn, kết quả cũng không toàn vẹn và các chức năng khó đạt được 100% so với trạng thái ban đầu.

2. Các giai đoạn chính của quá trình lành vết thương hở

Quá trình liền thương trải qua 3 giai đoạn chính theo thứ tự:

VIÊM – TĂNG SINH – BIỂU BÌ HÓA

Mỗi giai đoạn đều quan trọng đối với quá trình chữa lành vết thương. Nếu hiểu rõ từng giai đoạn, bạn có thể chăm sóc vết thương tốt hơn, rút ngắn thời gian liền thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc để lại sẹo xấu.

  • Giai đoạn 1: Viêm

Viêm” là giai đoạn đầu tiên của quá trình lành vết thương hở, diễn ra ngay sau khi xuất hiện vết thương với mục đích: Cầm máu, làm sạch vết thương & tạo ra một hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể thông qua vết thương hở, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng. 

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình liền thương vì lúc này, hệ miễn dịch đang cố gắng bảo vệ vùng da bị tổn thương và giúp cơ thể tự chữa lành.

  • Thời gian diễn ra: từ vài giờ đến 4 ngày (trung bình khoảng 48 tiếng).
  • Các tế bào tham gia: tiểu cầu, bạch cầu trung tính, đại thực bào….
  • Biểu hiện tại vết thương: sưng, nóng, đỏ, đau, sốt.
  • Nhiệm vụ: cầm máu, làm sạch vết thương
  • Cơ chế hoạt động:

Khi xuất hiện vết thương, tế bào nội mô và mạch máu bị tổn thương gây chảy máu. Máu tiếp xúc với collagen dẫn đến đông máu. Cục máu đông này sẽ cầm máu và làm kín vết thương; đồng thời tạo ra một hoạt chất có khả năng thu hút các tế bào quan trọng khác di chuyển đến vị trí vết thương và tham gia vào quá trình chữa lành. Cụ thể: 

– Tiểu cầu: Tiết tế bào viêm tạo phản ứng viêm, kích hoạt nguyên bào sợi và tế bào nội mô.

– Đại thực bào: Làm sạch vết thương và chuẩn bị cho giai đoạn tăng sinh tế bào biểu mô thông qua việc tiêu diệt các mô hoại tử, vi khuẩn và vật lạ.

  • Giai đoạn 2: Tăng sinh / Lên mô hạt

Giai đoạn tiếp theo của quá trình lành thương là “tăng sinh” (còn gọi là “lên mô hạt”), là giai đoạn tái cấu trúc, phục hồi các khiếm khuyết ở vùng bị tổn thương. Ở giai đoạn này, các mạch máu mới và các mô liên kết mới sẽ bắt đầu hình thành nhờ sự tăng sinh của tế bào nội mô kết hợp cùng nguyên bào sợi. Kết quả là hình thành biểu mô nhằm che phủ bề mặt vết thương.

  • Thời gian diễn ra: từ 1-3 tuần hoặc lâu hơn.
  • Các tế bào tham gia: các nguyên bào sợi (Fibroblast) và các tế bào sừng (Keratinocytes).
  • Biểu hiện tại vết thương: hình thành vảy giống như “quả mâm xôi” trên bề mặt vết thương, xung quanh có màu đỏ, cảm giác ngứa tại vùng mép da quanh vết thương.
  • Nhiệm vụ: hình thành các mạch máu và mô mới để bù lại các tế bào, mạch máu bị tổn thương trước đó.
  • Cơ chế hoạt động: 

Nguyên bào sợi di chuyển bên trong vết thương, tăng sinh và tổng hợp chất nền ngoại bào (Extracellular Matrix – ECM), tương tác với tế bào sừng tạo mô hạt theo cơ chế: Phá hủy các protein và máu đông => Sản xuất collagen => Tổng hợp chất nền ngoại bào mới (ECM) giàu collagen, fibronectin và hyaluronic acid => Ổn định sắp xếp các mô hạt (từ ECM mới) => Kết hợp tế bào sừng làm đầy vết thương.

Quá trình tăng sinh sẽ diễn ra ở phần mép & phần phụ rồi mới tịnh tiến dần vào khu vực trung tâm vết thương. 

  • Giai đoạn 3: Biểu bì hóa

Biểu bì hóa là giai đoạn cuối cùng của quá trình lành vết thương hở, cũng là giai đoạn hình thành sẹo. Trong giai đoạn này, các mạch máu đã được phục hồi và bề mặt vết thương đã được che phủ bởi lớp da mới. Tuy nhiên, tính đàn hồi của da và chức năng của các mô chưa thể trở về trạng thái như ban đầu, mà vẫn không ngừng được hoàn thiện.

  • Thời gian diễn ra: khoảng 3 tháng đến 1, 2 năm.
  • Các tế bào tham gia: đại thực bào và nguyên bào sợi.
  • Biểu hiện tại vết thương: cảm giác ngứa nhẹ, khô bề mặt, miệng vết thương dần khép lại.
  • Nhiệm vụ: Khôi phục lại chức năng và tính toàn vẹn của mô.
  • Cơ chế hoạt động: 

Các tế bào biểu bì tăng sinh và di chuyển, giúp che phủ các mô mới. Song song đó, nguyên bào sợi sẽ phân hóa thành các mô sẹo, giúp tạo lực kéo các bờ mép thương lại và thu nhỏ vết thương. Giai đoạn này diễn ra liên tục trong vòng vài tháng cho đến 1, 2 năm thì vết thương mới lành lại và kết quả của cả quá trình liền thương chính là: SẸO.

Sẹo thiếu tuyến mồ hôi, nang lông, có màu sẫm, sờ vào thấy cứng hơn và thường nhô cao hơn so với bề mặt da bình thường. 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương

Ai cũng muốn quá trình lành vết thương hở diễn ra nhanh chóng để da sớm phục hồi và ít để lại sẹo xấu. Tuy nhiên, thời gian lành thương ở mỗi bệnh nhân có thể không giống nhau, mà ngắn hoặc dài hơn, tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Yếu tố tại chỗ ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương hở

Vết thương bị tụ máu hoặc thiếu máu cục bộ

  • Mức độ nặng và loại tổn thương giập, đè nát…
  • Xử lý chậm trễ, nhiễm khuẩn vết thương
  • Kỹ thuật khâu không tốt; sử dụng dao điện không đúng cách, không đúng chế độ…

Yếu tố toàn thân có thể ảnh hưởng đến quá trình liền thương

  • Tuổi tác: Người trẻ thường phục hồi nhanh hơn người cao tuổi, do sự biến đổi của phản ứng viêm.
  • Căng thẳng: Lo âu, stress có thể làm chậm quá trình phục hồi của vết thương.
  • Thiếu dinh dưỡng: Quá trình lành thương cần đa dạng chất dinh dưỡng như protein, acid amin, carbohydrate, sắt, kẽm, đồng, vitamin, chất béo… Nếu thiếu hụt, quá trình liền thương sẽ bị chậm lại.
  • Béo phì: Làm chậm quá trình lành da và tăng nguy cơ biến chứng từ các vết thương phẫu thuật.
  • Hút thuốc: Tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm chậm quá trình liền thương, dễ bị bục vết mổ và giảm độ đàn hồi của mô da.
  • Uống rượu: Chậm cầm máu, ảnh hưởng đến quá trình sản sinh collagen, phục hồi mô…
  • Các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc: Làm chậm quá trình lành vết thương hở do cản trở sự hình thành cục máu đông, hoạt động của tiểu cầu và phản ứng viêm. 

4. Lưu ý cần nhớ trong quá trình lành vết thương hở

Một số lưu ý dưới đây có thể giúp bạn tránh được sẹo xấu hoặc các biến chứng nhiễm trùng trong quá trình lành vết thương hở:

– Không bôi thuốc dân gian hoặc tự ý sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây biến chứng, nhiễm trùng vết thương.

– Tránh cử động, vận động quá mạnh hoặc quá nhiều để vết thương nhanh liền miệng. Tốt nhất là hãy tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp nghỉ ngơi điều độ để tạo thuận lợi cho quá trình liền thương.

– Khi có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng mủ, nóng đỏ, đau nhiều ở vùng vết thương, người bệnh nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

– Sau liền thương, da có thể bị thâm sẹo nếu quá trình chăm sóc vết thương không đúng cách hoặc tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định.

– Trong những tuần đầu lành thương, không nên để lớp biểu bì mới tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Khi ra ngoài, bạn có thể sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 50 và che chắn cẩn thận vùng vết thương.

– Nên bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh và “thư giãn” vết sẹo.

  • Giải pháp lành thương nhanh chóng, thay băng không đau

Để thúc đẩy quá trình lành vết thương hở diễn ra nhanh chóng hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm chăm sóc vết thương tại nhà của Urgo Medical.

Nếu các loại băng bình thường có thể làm tổn thương mô thứ cấp và gần như không có tác dụng chữa lành vết thương; thì ngược lại, các sản phẩm ứng dụng Công nghệ độc quyền Technology Lipido-Colloid (TLC) đã được chứng minh khả năng thúc đẩy quá trình liền thương với 3 ưu điểm:

– Tạo môi trường ẩm cung cấp các điều kiện tối ưu cho việc tăng sinh các tế bào trong giai đoạn liền thương, thúc đẩy sự hình thành mô hạt và biểu mô hóa

– Kích thích tăng sinh nguyên bào sợi & sản xuất collagen, hyaluronic acid giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng.

– Thay băng không đau và không gây tổn thương nền vết thương/mô hạt, giúp giảm thiểu thời gian chăm sóc vết thương.

Xem chi tiết về công nghệ độc quyền TLC của Urgo Medical TẠI ĐÂY. 

*Tài liệu tham khảo:

1- Report for the Minister of Social Security and the French Parliament on the progression in health insurance expenditure and revenue in 2014 (Law of 13 August 2004) – July 2013.

2- Bs Đào Đăng Linh, Khoa Chấn thương Chỉnh hình Tổng hợp, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện TWQĐ 108 

3- Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh – Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

VẾT THƯƠNG MÃN TÍNH LÀ GÌ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CHUẨN Y KHOA

Vết thương mãn tính là một trong những gánh nặng y tế có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Với thời gian chăm sóc lên đến nhiều năm liền, vết thương lâu lành không chỉ khiến người bệnh gặp áp lực tài chính mà còn phải chịu những cơn đau kéo dài và đối diện với các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi… 

Vậy vết thương mãn tính là gì? Nguyên nhân vì sao vết thương mãi không lành và đâu là cách chăm sóc phù hợp để đẩy nhanh quá trình lành thương? Bài viết được Urgo Medical biên soạn dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ các thắc mắc của bạn dưới góc độ y khoa.

1. Vết thương mãn tính là gì?

Các chuyên gia y tế ví vết thương mãn tính như một loại “dịch bệnh thầm lặng” khi dân số đang ngày càng già hơn, các bệnh lý mạn tính như tiểu đường ngày càng gia tăng và vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện vẫn còn tồn tại. 

Để chăm sóc tốt các vết thương khó lành, bạn cần hiểu rõ về đặc điểm, cách nhận diện và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương. 

  •  Thế nào là vết thương mãn tính?

Dưới góc độ y khoa, vết thương là: “Sự gián đoạn của mô một khoảng lớn hay nhỏ, có thể ảnh hưởng đến da, niêm mạc hoặc các cơ quan”. Nói một cách dễ hiểu, đó là sự cắt đứt hay dập rách da, tổ chức dưới da và các tổ chức khác của cơ thể.

Trung bình, một vết thương hở có thể cần từ 4-14 ngày để lành lại, nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, có một số vết thương mãi không lành, được gọi là vết thương mãn tính (vết thương mạn tính), với thời gian liền thương kéo dài từ vài tháng lên đến hàng năm (thường từ 1-3 năm). 

Sau đây là cách nhận diện một vết thương mãn tính:

– Là vết thương không liền trong phạm vi thời gian sinh học 6 tuần.

– Vết thương gặp tình trạng rối loạn quá trình tái tạo phục hồi, có sự tăng số lượng vi khuẩn và ít có biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng. 

=> Xem thêm: Quá trình lành thương để hiểu rõ hơn về cơ chế sinh lý của một vết thương.

1.2. Đặc điểm của một vết thương lâu lành

– Chậm khép kín miệng vết thương.

– Chứa các chất hoại tử, mủ.

– Viêm các mạng lưới mao mạch.

– Lưu thông động mạch kém…

1.3. Đối tượng dễ bị vết thương mạn tính

Thông thường, những nhóm đối tượng dưới đây sẽ dễ gặp vết thương mãn tính hơn các đối tượng bình thường khác:

– Người lớn tuổi.

– Người có thể trạng kém, suy mòn suy kiệt…

– Người bị các vết thương ngoại khoa có biến chứng, bị vết bỏng nặng, bị vết thương nặng do tai nạn…

– Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh lý miễn dịch da, bệnh lý mạch máu, xạ trị, tỳ đè, AIDS…

1.4. Vì sao vết thương lâu lành?

Có nhiều nguyên nhân khiến vết thương mãi không lành. Tuy nhiên các yếu tố ảnh hưởng dưới đây được cho là phổ biến khiến quá trình liền thương diễn ra chậm hơn so với tốc độ tự nhiên:

– Thiếu dinh dưỡng, tuần hoàn kém, suy giảm miễn dịch.

– Nhiễm trùng (sự sinh sôi của vi khuẩn) do tụ máu vết thương, nhiễm trùng nặng ở vết thương động vật cắn, hoặc khâu xử lý vết thương chậm trễ…

– Bệnh lý gây ra một số rối loạn như: rối loạn quá trình lành thương, rối loạn ức chế hệ thống miễn dịch, rối loạn tổng hợp collagen, tiểu đường…

– Sử dụng thuốc không đúng cách, không theo kê đơn của bác sĩ. Ví dụ như: thuốc chống đông máu, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc kháng viêm (corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch) … đều có thể làm chậm quá trình liền thương.

– Sử dụng nhiều chất kích thích (hút thuốc lá, bia rượu). Nằm nhiều, vận động ít.

– Chế độ chăm sóc vết thương chưa phù hợp: Kỹ thuật xử lý vết thương, độ ẩm, máu nuôi, cách thay băng…

Ngoài ra, yếu tố di truyền và tuổi tác cũng là một trong những yếu tố khiến vết thương lâu lành

2. Các loại vết thương mãn tính thường gặp

Theo các chuyên gia y tế đầu ngành, 8 loại vết thương mãn tính dưới đây rất thường gặp:

– Loét vô lực

– Loét cẳng chân mạn tính

– Loét do thiếu máu cục bộ chi dưới

– Dò hậu môn

– Vết loét tì đè (loét giường, loét do áp lực)

– Vết loét tĩnh mạch, loét động mạch…

– Rò vết thương do lao.

– Loét bàn chân do đái tháo đường (bàn chân tiểu đường)

3. Cách chăm sóc vết thương mạn tính

Đối với vết thương lâu lành, mục đích của việc điều trị chính là:

LÀM SẠCH & LÀM LIỀN VẾT THƯƠNG

GIẢM NHẸ TRIỆU CHỨNG

Mỗi loại vết thương mạn tính khác nhau sẽ có cách chăm sóc, điều trị khác nhau. Tuy nhiên, đa số các vết thương mãn tính thường đi kèm với triệu chứng nhiễm trùng và có nhiều mô hoại tử. Do đó, quá trình điều trị thường kèm theo cắt lọc vết thương và đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ, phức tạp.

Về cơ bản, để một vết thương mãn tính nhanh lành, cần phải đưa vết thương này trở lại quy trình lành thương bình thường, bằng cách chỉnh sửa lại nền vết thương dựa trên 5 yếu tố:

  • Kiểm soát, quản lý mô tại vết thương.
  • Kiểm soát viêm và nhiễm trùng.
  • Cân bằng độ ẩm.
  • Cải thiện bờ vết thương, biểu mô hóa.
  • Bảo vệ vùng da xung quanh vết thương.

 Các phương pháp điều trị và chăm sóc thường được áp dụng bao gồm: 

  • Thay băng hàng ngày
  • Đắp gạc tẩm kháng sinh
  • Liệu pháp Laser
  • Sử dụng tế bào gốc
  • Ghép da, chuyển vạt da…

Trong đó, thay băng đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình lành thương. Tuy nhiên, đa số các dòng băng gạc truyền thống khi thay băng sẽ bị dính vào vết thương, gây tổn hại nền vết thương và khiến người bệnh đau đớn. Mỗi lần thay băng như vậy không khác gì “cực hình”, thậm chí có thể tạo thêm một vết thương mới trên nền vết thương cũ.

Ngoài ra, nếu quan điểm lành thương truyền thống cho rằng môi trường khô giúp vết thương tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, thì khái niệm lành thương hiện đại lại trái ngược hoàn toàn. Theo một nghiên cứu được chứng minh lâm sàng tại Mỹ: “Vết thương được điều trị trong môi trường ẩm sẽ kích thích quá trình biểu bì hóa cũng như giảm hình thành sẹo so với vết thương để khô. Môi trường ẩm được hình thành khi 1 băng gạc không thấm phủ lên trên nền vết thương và duy trì 1 lượng ẩm có kiểm soát”.

=> Từ các điểm hạn chế của băng gạc truyền thống và kết quả nghiên cứu lâm sàng hiện đại, Urgo Medical đã phát triển các dòng băng gạc tiên tiến ứng dụng công nghệ độc quyền TLC với ưu điểm: Tạo môi trường ẩm – Thay băng không đau – Lành thương nhanh chóng.

Đây là một bước tiến mang tính cách mạng trong chăm sóc vết thương, đặc biệt là vết thương mãn tính khó lành. Bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm chăm sóc vết thương tiêu biểu của Urgo Medical tại đây.

4. Các lưu ý cần nhớ để vết thương mãn tính nhanh lành

“Quy luật chắc chắn ứng dụng cho sự liền vết thương và mô bị tổn thương là bạn phải theo tự nhiên chứ tự nhiên sẽ không bao giờ theo sau bạn” là câu nói nổi tiếng của bác sĩ người Thuỵ Sĩ tên Paracelsus. Vì thế, khi chăm sóc vết thương mạn tính, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

– Khám ngay nếu vết thương có các dấu hiệu sau: chảy máu, ngày càng đau đớn, có mủ chảy ra từ vết thương, sốt…

– Vết thương viêm loét lâu lành luôn tiết dịch nên cần thay băng hàng ngày. 

– Giữ ẩm vết thương sẽ kích thích quá trình lành thương, nhưng cần phân biệt rõ với làm ướt vết thương.

– Tuân thủ đúng lộ trình điều trị của bác sĩ để tránh vết thương mãn tính bị biến chứng nhiễm trùng, hoại tử… 

– Không sử dụng các thuốc có thể cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể, ví dụ như thuốc chống viêm (trừ khi có chỉ định từ bác sĩ).

– Nếu không có chỉ định, bạn không nên dùng dung dịch sát khuẩn bôi lên vết thương vì dung dịch sát khuẩn tuy là hàng rào bảo vệ vết thương tránh vi khuẩn xâm nhập, nhưng cũng có nguy cơ làm tổn thương mô hạt.

– Bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết như chất xơ, đạm, vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau củ quả tươi… Đặc biệt là các món nhiều vitamin C để thúc đẩy cơ thể tạo ra collagen.

– Kiêng ăn rau muống và các thực phẩm tanh như tôm, cua… Hạn chế hút thuốc lá, kiêng sử dụng bia rượu, chất kích thích.

– Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu, đẩy nhanh tốc độ lành thương. 

– Thay băng cẩn thận, tránh làm người bệnh đau đớn hoặc gây tổn thương nền vết thương vốn đã khó lành. 

Để chọn sản phẩm chăm sóc vết thương phù hợp, bạn có thể tìm hiểu các dòng băng gạc tiên tiến của Urgo Medical tại đây. Hoặc đến các nhà thuốc gần nhất để mua sản phẩm và nhận lời khuyên từ dược sĩ.

*Tài liệu tham khảo:

  1. Tài liệu của Bác sĩ: PHẠM TRẦN XUÂN ANH – Khoa Ngoại BỎNG – TẠO HÌNH. Bệnh viện ĐÀ NẴNG
  2. Các yếu tố gây chậm liền vết thương – MSD và Cẩm nang MSD (Phiên bản dành cho chuyên gia)

https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/multimedia/table/v1109899_vi 

  1. Tài liệu của BS. Nguyễn Đình Vân, Bác sĩ chuyên khoa II Trần Đoàn Đạo và các tài liệu L&R
  2. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/wounds-how-to-care-for-them